skip to Main Content
Thể Bị động

Thể bị động-Ngữ pháp N4

Thể bị động

Thể bị động

Ý NGHĨA: Bị…/Được

CÁCH CHIA

  1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う → あ + れる

Ví dụ:

話す(はなす)→ 話される、言う(いう)→ 言われる、書く(かく)→ 書かれる

  1. Động từ nhóm 2: Bỏ đuôi る → られる

Ví dụ:

食べる(たべる)→ 食べられる、見る(みる)→ 見られる、教える(おしえる)→ 教えられる

* Dạng bị động của động từ nhóm 2 giống với cách chia thể khả năng.

  1. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

する → される     来る(くる)→ 来られる(こられる)→ giống với thể khả năng

CẤU TRÚC

1. Bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ)

Dạng chủ động: A  は  B  を + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: B  は A  に + động từ bị động (B được/bị A …)

Ví dụ:

① 先生は 私を ほめました。

Cô giáo đã khen tôi.

→ 私は 先生に ほめられました。

Tôi đã được cô giáo khen.

② 後ろ(うしろ)の人は 私を 押(お)しました。

Người phía sau đã đẩy tôi.

→ 私は 後ろの人に 押されました。

Tôi đã bị người phía sau đẩy.

2. Bị động gián tiếp (2 tân ngữ)

Dạng chủ động: A が Bに C を + động từ chủ động

→ Dạng bị động: B は A に C を + động từ bị động

Ví dụ:

① 知らない人が私に道を聞きました。

Một người không quen đã hỏi đường tôi.

→ 私は知らない人に道を聞かれました。

Tôi bị một người không quen hỏi đường.

② 友達が私に引越しの手伝いを頼みました。

Bạn tôi đã nhờ tôi giúp việc chuyển nhà.

→ 私は友達に引越しの手伝いを頼まれました。

Tôi được bạn nhờ giúp việc chuyển nhà.

3. Bị động gián tiếp với mẫu câu:

A は B の [Danh từ] を + động từ chủ động.

→ Dạng bị động: B は Aに [Danh từ] を + động từ bị động

Ví dụ:

① 先生は私の日本語をほめました。

Cô giáo khen tiếng Nhật của tôi.

→ 私は先生に日本語をほめられました。

Tiếng Nhật của tôi được cô giáo khen

② 友達は私の携帯を壊しました。

Bạn tôi làm hỏng cái di động của tôi.

→ 私は 友達に 携帯を 壊されました。

Di động của tôi bị bạn làm hỏng.

4. Dạng bị động của tự động từ:

Đây là trường hợp đặc biệt và không có dạng câu chủ động tương đương với nó. Dạng bị động này thường được sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền.

Ví dụ:

① 今朝(けさ)雨に降られました。Sáng nay bị dính mưa.

② 夜中(よなか)の2時 友達に来られて、困りました。2 giờ đêm thì bị bạn đến, thật là phiền phức.

夜中: nửa đêm、困る(こまる): khó chịu, phiền phức

③ 子どもに 電車の中で 泣かれました。Đang ở trên tàu thì con lại khóc.

* Lưu ý: Thể bị động trong tiếng Nhật hay được sử dụng để thể hiện tình trạng không thoải mái, hoặc cảm thấy phiền toái (nghĩa tốt có sử dụng nhưng không nhiều). Nghĩa tốt thường được dùng với mẫu câu 「てもらいます」 hay 「てくれます」 nhiều hơn.

Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về mẫu ngữ pháp Thể bị động. Chúc các bạn học tốt!

Tham khảo:

Ngữ pháp させられます

Khóa học N4 cấp tốc

This Post Has 0 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top
Search