Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ học cách sử dụng thể Na – hay…
Thể sai khiến – Cách chia và cách dùng
Thể sai khiến dùng để diễn tả ý cho phép hoặc yêu cầu, mệnh lệnh của người nói đối với người nghe. Có nghĩa là : Bắt, Cho phép, Khiến. Do đây là thể sai khiến nên chỉ sử dụng từ người trên đối với người dưới, không sử dụng đối với người có quan hệ ngang bằng hoặc người trên mình.
Xem thêm: Tổng hợp từ vựng N3

Cách chia thể sai khiến
Nhóm 1: chuyển đuôi う ー> あ+せる
例:かくー>かかせる
かうー>かわせる
Nhóm 2: Bỏ る +させる
例: たべるー>たべさせる
おしえるー>おしえさせる
Nhóm 3 (bất quy tắc)
するー>させる
来るー>こさせる
Cách dùng thể sai khiến
Ý nghĩa cơ bản của câu sai khiến là “một người nào đó ra 1 mệnh lệnh hay chỉ thị, để cho người khác làm theo”. Nhưng dùng trong thực tế, nó có ý nghĩa thường được gọi là sai khiến, ví dụ như “ép buộc”, “chỉ thị”, “cho phép”….
AはB(に・を)~させる
Với nghĩa: A sai/ bắt/ ép/ cho B làm V。
Thông thường B là đối tượng bị tác động sai làm hành động nên sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」, tuy nhiên nếu trường hợp động từ đã có trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 để tránh lặp 2 trợ từ 「に」。
Nên sẽ chia ra như sau:
Tự động từ: Bを~させる
Tha động từ: Bに~させる
Ví dụ:
犯人は銀行員に現金を用意させた。
Tên cướp đã bắt nhân viên ngân hàng phải chuẩn bị sẵn tiền mặt
社長は秘書にタイプを打たせた
Giám đốc đã yêu cầu thư ký đánh máy
子供を買い物に行かせた。
Tôi đã sai đứa trẻ đi mua đồ
二年も続けて落第して母をがっかりさせた。
Tôi đã làm cho mẹ buồn vì thi trượt liền 2 năm.
けがをして手が使えないので、姉にごはんを食べさせてもらいました。
Vì bị thương không dùng tay được, nên tôi đã được chị đút cho ăn.
Xem thêm: Sách mimikara N3
This Post Has 0 Comments