skip to Main Content
Ngữ Pháp に対して

Ngữ pháp に対して  -Luyện thi JLPT N2

Qua bài viết này hãy cùng Học Tiếng Nhật 365 tìm hiểu về ngữ pháp に対して nhé!!! Chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn cách sử dụng, ý nghĩa, cấu trúc của ngữ pháp に対して, bên cạnh đó là các câu ví dụ trong các trường hợp cụ thể thường sử dụng trong cuộc sống.

Ngữ pháp に対して – Nitaishite ngu phap

Ý nghĩa 

Ngữ pháp に対して có 2 ý nghĩa chính

a. Đưa ra đối tượng để thể hiện thái độ, ý kiến. Có thể hiểu chữ 対 ở đây là “đối” trong “đối tượng”: Đối với…

b. Thể hiện sự đối lập, khác hẳn nhau giữa hai đối tượng được đưa ra. Có thể hiểu chữ 対 ở đây là “đối” trong “đối lập”: Ngược với, đối lập với….

Cách sử dụng

a. Với ý nghĩa “đối tượng”, trước に対して thường là từ thể hiện chủ đề, người, quan điểm. Vế sau là câu thể hiện hành vi, thái đội, cảm xúc trực tiếp đối với đối tượng trước đó. Theo sau ngữ pháp に対して là những cách nói biểu thị một động tác nào đó, ví dụ như một hành vi hay một thái độ được hướng về sự vật đó. Khi bổ nghĩa cho danh từ, thì nó biến thành dạng 「…に対してのN」、「 …に対するN」 .

b. Với ý nghĩa “đối lập”, chủ thể ở cả vế trước và vế sau là cùng cấp tương đương và có phương diện trái ngược nhau. Đứng trước ngữ pháp に対して là sự vật, hành động thứ nhất được đưa ra. Phần phía sau là sự vật, hành động có nội dung trái ngược, đối lập với sự vật, hành động trước. Mẫu ngữ pháp に対して này được sử dụng với những hành động mang tính cụ thể.

Cấu trúc

Nに対して

♥♥Hãy cùng tham gia Khóa học cấp tốc N2 để nâng cao trình độ tiếng nhật các bạn nhé!!♥♥

Ví dụ ngữ pháp に対して

a. Mang ý nghĩa “đối tượng”

  • 彼は女性に対しては親切に指導してくれる。

→ Đối với phụ nữ, anh ta luôn hướng dẫn một cách ân cần.

  • 私の発言に対して彼は猛烈に攻撃を加えてきた。

→ Anh ta đã công kích dữ dội lời nói của tôi.

  • 私が手を振って合図したのに対して、彼女は大きく腕を振って答えてくれた。

→ Cô ấy đã huơ cả cánh tay để đáp lại sự vẫy tay ra hiệu của tôi.

  • 目上の人に対して、敬語を使うようにしている。

→ Tôi (cố gắng) dùng kính ngữ với người bề trên.

  • 発表に対して、質問がある方どうぞ。

→ Mời quý vị đặt câu hỏi đối với bài phát biểu.

  • 発表に対する質問は、この紙に書いてください。

→ Xin hãy viết câu hỏi đối với bài phát biểu vào giấy này.

  • お客様 に対して、失礼なことを言ってはいけません。

→ Đối với khách hàng thì không được nói những lời thất lễ.

  • 田中先生は生徒に対してしい。

→ Thầy tanaka nghiêm khắc đối với học sinh.

  • まじめな長男に対して次男は遊んでばかりで学校もよく休む。

→ Đối với người con trai trưởng nghiêm túc thì con trai thứ chỉ chơi và thường nghỉ học.

  • 駅員は乗客に対して電車が遅れている理由を説明した。

→ Nhân viên nhà ga giải thích cho hành khách lý do tại sao tàu lại bị chậm trễ.

  • 彼は女性に対して親切指導してくれる。

→ Đối với phụ nữ, anh ta luôn hướng dẫn một cách ân cần.

b. Mang ý nghĩa “đối lập”

  • きょうは大阪では大雨だったのに対して、東京はいい天気だった。

→ Hôm qua, trái ngược với ở Osaka có mưa to, ở Tokyo thời tiết tốt.

  • 外遊び好きな長男に対して、次男は家の中で遊ぶことが好きだ。

→ Trái ngược với người anh cả thích chơi ở ngoài, người em thứ thích chơi ở trong nhà.

  • 都市人口えているのに対し農村ではっている。

→ Trái ngược với việc dân số đang tăng ở thành thị thì ở nông thôn đang giảm xuống.

  • 父はとても物静ものしずかなのに対して母はいつも口くちうるさい

→ Bố tôi thì trầm tĩnh nhưng trái lại, mẹ tôi lúc nào cũng cằn nhằn luôn miệng

  • この言葉は書き言葉で使われることが多いのに対して話し言葉で使われることはあまりない

→ Từ này được dùng trong văn viết nhiều nhưng trái lại, nó ít được dùng trong văn nói.

  • 彼らの新しい曲きょくは、日本では好評こうひょうだったのに対して海外では不評ふひょうたった

→ Ca khúc mới của họ được yêu thích ở Nhật nhưng trái lại, ở nước ngoài thì không phổ biến.

Để học tiếng nhật một cách hiệu quả, các bạn hãy tham khảo phương pháp học tiếng nhật nhé!!!!

Xem các bài đã đăng: Tổng hợp ngữ pháp N2

This Post Has 0 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back To Top
Search